Đầu tư xây dựng sẽ được điều chỉnh bởi Luật Xây dựng

Lần đầu tiên được đưa ra lấy ý kiến của QH, Dự thảo Luật Xây dựng đã nhận được sự tán đồng cao của các ĐB QH, đặc biệt là việc bổ sung phạm vi điều chỉnh của dự thảo bao gồm cả hoạt động đầu tư xây dựng.

Đồng ý với sự thay đổi này, các ĐB cho rằng đầu tư là giai đoạn không thể tách rời trong các dự án xây dựng công trình. Do đó, Luật Xây dựng (sửa đổi) cần điều chỉnh xuyên suốt toàn bộ quá trình bỏ vốn, tiến hành các hoạt động xây dựng bao gồm quy hoạch, lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý dự án đầu tư cho đến nghiệm thu, bàn giao đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng… với mọi loại nguồn vốn đầu tư khác nhau.

Ủy ban KH,CN&MT cơ bản tán thành với ý kiến này vì cho rằng vấn đề này đã được Chính phủ xem xét, xử lý trong quá trình soạn thảo các dự án Luật và đề nghị cần phân định rõ hơn khái niệm hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động xây dựng do có nhiều trường hợp hoạt động xây dựng không nhất thiết phải gắn với “quá trình bỏ vốn”.
Sáng nay, QH cũng đã biểu quyết thông qua Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật với số phiếu cao. Chiều nay, QH sẽ tiếp tục lấy ý kiến biểu quyết thông qua Luật tiếp công dân.

Ủy ban KH,CN&MT cũng đề nghị xem xét bổ sung phạm vi điều chỉnh bao gồm cả quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng và công trình xây dựng để phù hợp với các nội dung đã được quy định trong dự thảo Luật.

ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) cho rằng hoạt động quản lý về đầu tư và hoạt động xây dựng hiện nay chưa hiệu quả. Bà nhất trí với điều chỉnh của Dự Luật bởi đầu tư không thể tách rời hoạt động xây dựng.

Tuy nhiên, theo bà, cần tách bạch hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư, và quản lý Nhà nước về xây dựng. Đồng thời, không nên phân biệt các dự án mà chủ đầu tư là tư nhân hay nhà nước.

ĐB Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng), ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) cũng nhất trí cao với việc bổ sung mới về phạm vi điều chỉnh của dự luật. Bởi theo nhận định của ĐB, đầu tư xây dựng chiếm 74% quá trình xây dựng.

Theo ĐB tỉnh Vĩnh Phúc, cần sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Nhà ở, Luật Kiến trúc sư… để tạo sự đồng bộ của quản lý trong ngành. “Việc đầu tư bất động sản, kinh doanh nhà ở mang lại nhiều hậu quả. Một trong những nguồn gốc đóng băng là do chúng ta quản lý kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng chưa tốt.”- ông lý giải.

Một số ý kiến xung quanh vấn đề đầu tư xây dựng cũng được các ĐB tập trung cho ý kiến, như ĐB Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) đề nghị cần làm rõ khái niệm vốn đầu tư công, đầu tư Nhà nước trong hoạt động xây dựng.

ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) đề nghị làm rõ khái niệm đầu tư của Luật Đầu tư đối với công trình xây dựng, và hoạt động đầu tư xây dựng thuộc phạm vi của Luật Xây dựng.

Về vấn đề chủ đầu tư, ĐB Lê Quang Hiệp (Thanh Hóa), Châu Thị Thu Nga (Hà Nội) đề nghị nên cho phép những chủ đầu tư không có chuyên môn xây dựng được thuê người có chuyên môn làm chủ dự án.

KHÁCH HÀNG THƯỜNG XUYÊN

  • title
  • title
  • title
  • title
  • title
  • title
  • title
  • title